Đấu La Đại Lục

Chương trình đào tạo kết hợp nhiều yếu t& cái gì đấy

【cái gì đấy】Nhiều người Việt đến New Zealand học ngành phi công, vì sao?

Nhiều người Việt đến New Zealand học ngành phi công,ềungườiViệtđếnNewZealandhọcngànhphicôngvì<strong>cái gì đấy</strong> vì sao? - Ảnh 1.

Chương trình đào tạo kết hợp nhiều yếu tố đa dạng giúp New Zealand duy trì vị thế là điểm đến hàng đầu thế giới về đào tạo phi công trong nhiều năm qua

ENZ

Xu hướng đến New Zealand học ngành phi công bắt đầu phổ biến với người Việt từ năm 2015 và ngày càng phát triển sau khi bộ GTVT của hai quốc gia ký thỏa thuận hợp tác về hàng không dân dụng vào năm 2022. Trước dịch Covid-19, Việt Nam từng đứng thứ 3 về số sinh viên quốc tế theo học ngành phi công tại New Zealand và đến năm 2022, có 126 học viên Việt được cấp giấy phép phi công thương mại ở xứ sở kiwi.

Theo Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ), quốc gia này là một trong những điểm đến được ưa chuộng nhất về đào tạo phi công nhờ sự kết hợp của nhiều yếu tố trong chương trình đào tạo, nổi bật là cơ hội thực hành bay trong nhiều không phận và đa dạng điều kiện thời tiết. Quá trình này giúp học viên làm quen với các thiết bị bay, có những trải nghiệm bay toàn diện và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

Để tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác, 4 trường đào tạo phi công hàng đầu của New Zealand được kiểm định, chấp thuận bởi Cục Hàng không Việt Nam và các hãng hàng không Việt Nam đã đến Việt Nam làm việc hồi cuối tháng 11. Hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện đồng tổ chức bởi ENZ, Hiệp hội Hàng không New Zealand cùng Cơ quan Thương mại và Doanh nghiệp New Zealand.

Ông Simon Wallace, Giám đốc điều hành Hiệp hội Hàng không New Zealand, nhận định mục đích của chuyến thăm là tái kết nối các đơn vị liên quan đồng thời giới thiệu về cơ hội học tập tại New Zealand. "Các hãng hàng không như Vietnam Airlines, VietJet, Bamboo Airlines và Pacific Airlines đều muốn tuyển nhân sự nội địa và New Zealand sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc về đào tạo phi công để đáp ứng nhu cầu tăng cao này", ông Wallace cho hay.

Trong chuyến công tác, đoàn các trường đào tạo phi công New Zealand cũng họp với đại diện Cục Hàng không Việt Nam để trao đổi về các bước tiếp theo của thỏa thuận hợp tác hàng không dân dụng. Trong buổi gặp gỡ, hai bên đã tập trung thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó nêu các thách thức cạnh tranh khi đào tạo phi công tại Việt Nam, cũng như những thách thức chung của ngành.

Nhiều người Việt đến New Zealand học ngành phi công, vì sao? - Ảnh 2.

Bà Tredene Dobson, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam (thứ 6 từ trái qua), cùng các thành viên phái đoàn tại buổi làm việc với ông Hồ Minh Tấn, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (đứng giữa)

ENZ

Nhìn chung, những hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm của đoàn các trường đào tạo phi công New Zealand thể hiện cách thức tiếp cận đồng bộ của chính phủ New Zealand cùng các cơ quan chuyên môn và đơn vị đào tạo phi công ở quốc gia này, theo ông Ben Burrowes, Giám đốc khu vực châu Á của ENZ. "Chúng tôi có đến 4 địa điểm đào tạo trải rộng khắp New Zealand để sinh viên có thể chọn lựa theo nhu cầu", ông Burrowes nhấn mạnh.

Bên cạnh các hoạt động giao lưu với chính phủ và đối tác, đoàn cũng có cơ hội gặp gỡ cựu học viên là những "đại sứ" giúp kết nối sinh viên Việt Nam với nền giáo dục New Zealand. Một hoạt động khác là gặp gỡ với các phi công Việt Nam tài năng, cũng như các sinh viên quan tâm đến ngành này.

"Mọi người đều hào hứng và đánh giá cao cơ hội gặp trực tiếp. Thêm vào đó, chuyến thăm còn giúp phái đoàn giới thiệu thế mạnh của các chương trình đào tạo của New Zealand, mang đến cho người học những lựa chọn rộng mở để phát triển sự nghiệp ở lĩnh vực hàng không trong tương lai", ông Jeremy Ford, Giám đốc điều hành Học viện Hàng không quốc tế (New Zealand), chia sẻ.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap